TẬP HUẤN THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG

 

 

TẬP HUẤN THAM VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG

Tư vấn tâm lý học đường có vai trò rất quan trọng, tạo sự kết nối giữa học sinh – gia đình – nhà trường nhằm giúp các em có điều kiện phát huy khả năng học tập, tâm sinh lý, mối quan hệ xã hội, đời sống một cách tốt nhất. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cũng như nhận thấy vai trò của cán bộ giáo viên trong thực hiện tư ván tâm lý học đường. Thầy hiệu trưởng Trương Hải An đã mời giảng viên khoa tâm lý của trường Đại học Sư phạm Hà Nội về để tập huấn cho các bộ nhân viên nhà trường làm sao có thể hỗ trợ tâm lý tốt nhất cho người học.

Tham vấn tâm lý học đường là hoạt động tư vấn chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các em học sinh cũng như tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi học sinh. Các vấn đề tâm lý học đường thường gặp có thể thuộc một trong năm lĩnh vực sau: học tập, nhận thức, hành vi, cảm xúc và xã hội.

Hình ảnh cô giáo đang phân tích tâm lý học sinh

Ở mỗi giai đoạn phát triển về thể chất và tâm lý, học sinh có thể trải nghiệm với những thách thức và khó khăn nhất định. Để mỗi học sinh biết tự hoàn thiện mình, nhà trường nói chung và giáo viên nói riêng phải lắng nghe và thấu hiểu đầy đủ về những vướng mắc của học sinh, chia sẻ giải pháp định hướng cho sự phát triển tâm sinh lý đúng đắn.

Hình ảnh cô giáo phân tích đặc điểm tâm lý người học

Nhà trường xác định nhiệm vụ trọng tâm của công tác TVTLHĐ, bao gồm:

1- Dự báo, khảo sát định kỳ phân loại đối tượng học sinh về những vấn đề sức khỏe, tâm lý học sinh và thực hiện hoạt động tham vấn phòng ngừa.

2- Sàng lọc, phát hiện sớm những vấn đề về sức khỏe, tâm lý học sinh và thực hiện hoạt động tham vấn trực tiếp cho học sinh.

3- Tổ chức các chương trình phòng ngừa và can thiệp tới toàn bộ học sinh nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng để học sinh tự ứng phó và giải quyết các vấn đề gặp phải. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề và tư vấn cho giáo viên, phụ huynh, cán bộ nhà trường về những chủ đề có liên quan tới tâm sinh lý, giáo dục dành cho học sinh.

4- Tổ chức các hoạt động, các chuyên đề, hội thảo chuyên sâu về tâm lý lứa tuổi cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm làm công tác TVTLHĐ.

Sứ mệnh tối ưu, mục đích bao trùm của TVTLHĐ là tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển cá nhân về các mặt thông qua hoạt động hướng dẫn, tham vấn, tư vấn cho mỗi đối tượng khác nhau, thông qua nỗ lực hợp tác giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.

Hình ảnh cô giáo phát biểu và đưa ra ý kiến

Tham vấn tâm lý học đường phải giúp học sinh xác định, đánh giá đúng bản thân, đặc biệt là sự hứng thú, năng lực và cá tính của học sinh đó; giúp học sinh vươn lên học giỏi theo đúng tiêu chí “Giàu tri thức”, củng cố tính độc lập, thích nghi với mọi biến đổi, thể hiện và kiểm soát tốt bản thân có nghĩa là “Thích ứng nhanh” với mọi tình huống, hỗ trợ tạo ra môi trường học tập an toàn và đáp ứng nhu cầu của từng học sinh nhờ các chương trình phòng ngừa và can thiệp tâm lý; tạo nền tảng hình thành nhân cách của công dân có trách nhiệm, năng động, sáng tạo và biết luôn luôn  “Hoàn thiện mình”.

Hình ảnh thầy cô thảo luận và đưa ra ý kiến

Hình ảnh thảo luận nhóm

Hình ảnh thảo luận nhóm

Để có thể lắng nghe và thấu hiểu đầy đủ về những vướng mắc và chia sẻ giải pháp hướng cho sự phát triển tâm sinh lý đúng đắn – Phòng tham vấn tâm lý học đường nhà trường phải luôn luôn đổi mới phương pháp, nâng cao năng lực tham vấn tâm lý học đường – trở thành địa chỉ tin cậy, chỗ dựa tin cậy của học sinh và phụ huynh của nhà trường.

 

Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 16
Tháng 04 : 1.392
Năm 2024 : 7.577